Đại nhảy vọt
Đại nhảy vọt

Đại nhảy vọt

Đại nhảy vọt (Giản thể:大跃进, Phồn thể:大躍進, bính âm:Dàyuèjìn; âm Hán Việt: đại dược tiến) là tên thường gọi trong sách báo tiếng Việt cho kế hoạch xã hộikinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thực hiện từ năm 1958 đến năm 1962 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Mao Trạch Đông đặt điểm tựa của chương trình vào Lý luận sức sản xuất. Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả trong và ngoài Trung Quốc, xem như là một chính sách kinh tế thất bại nặng nề. Sự thất bại của kế hoạch này làm đình trệ sản xuất, kết hợp với những thiên tai đã gây ra nạn đói, một con số ước lượng có đến 20 triệu (có thể lên đến 40 triệu) người chết trong nạn đói này. Sách báo tiếng Việt còn có một số sách gọi khác như Bước nhảy lớn, Bước nhảy vọt.Trong những đại hội đảng vào tháng 3 năm 1960 và tháng 5 năm 1962, những kết quả tồi tệ của cuộc Đại nhảy vọt được nghiên cứu bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), và Mao đã bị chỉ trích trước đại hội. Những đảng viên cao cấp dung hòa như Lưu Thiếu KỳĐặng Tiểu Bình nhờ vậy giành được nhiều sự ủng hộ, và Mao dần mất đi tiếng nói, dẫn tới việc ông khởi xướng cuộc cách mạng văn hóa năm 1966 để tái củng cố quyền lực.